Tết Trung thu ở Hà Nội luôn mang một nét đẹp riêng. Từ xa xưa, ngày lễ này đã gắn liền với những hình ảnh rộn ràng, náo nhiệt: mâm cỗ Trung thu, ánh đèn lung linh, tiếng trống rộn rã, bánh Trung thu thơm ngon, và những màn múa lân, sư tử đặc sắc.
Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng trên dưới 100 năm trước lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho chúng ta cái nhìn chân thực về không khí rằm tháng tám một thời.
Phố cổ Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là “khu phố khéo tay” và “khu phố đông đúc”, nơi buôn bán sầm uất. Vì thế, Tết Trung thu ở Hà Nội thường khởi đầu từ các con phố này, với những tiệm bánh nổi tiếng và đủ loại đồ chơi Trung thu. Trong ảnh là cửa hàng bán đồ chơi cho Tết Trung thu – Rằm tháng 8 trên phố Hàng Gai, khoảng những năm 1920.
Đèn lồng cá chép, đầu lân, cánh bướm,… vẫn những món đồ đặc trưng của ngày tết Trung thu được tỉ mỉ làm thủ công bởi các nghệ nhân.
Món đồ chơi gợi lên tinh thần hiếu học của dân tộc, cha ông. Tuy vậy, ngày nay trên phố phường dường như không còn xuất hiện những “Ông tiến sĩ” giấy trong mùa Trung thu.
Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa cho biết: “Từ mồng một tháng tám là cả phố nhộn nhịp. Tất cả các bà mẹ và trẻ con Hà Nội đều đến phố Hàng Gai. Tất cả các hàng trong phố đều đã biến thành những cửa hiệu bán đồ chơi Trung thu bằng giấy. Voi giấy, ngựa giấy, đèn con thỏ, con thiềm thừ, cá hóa rồng, đầu sư tử, đèn kéo quân…”.
Phố Hàng Thiếc trước ngày Tết Trung thu, với những đồ chơi bằng sắt tây được nhiều trẻ em ưa thích.
Bánh Trung thu vốn là một thức bánh cổ truyền của dân tộc, nhiều người còn cho rằng không có bánh Trung thu ở đâu có thể sánh được với bánh Trung thu do chính tay của những người thợ bánh hàng Đường, hàng Buồm làm ra.
Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu, những con giống… nhưng ngần đó vẫn chưa đủ, phải có thêm cả những màn múa lân, múa sư tử hoành tráng.
Tin cùng chuyên mục:
Nghề làm bánh Pía tỉnh Sóc Trăng: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Chi hội Di sản văn hóa Trần Nhân Tông Bình Dương: Để Di sản văn hóa Việt Nam luôn phát huy và tỏa sáng
Chi Hội Di Sản Văn Hóa Kỷ Nguyên Mới – Tôn Vinh Giá Trị Văn Hóa và Truyền Thống Việt
Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản Văn hóa Việt Nam