Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh và sự ra đời của nghề làm kính nghệ thuật

Chúng ta có lịch sử về tranh kính, một văn hoá về tranh kính nay đã trở thành Vật liệu kính nghề thuật là di sản quý báu của người Việt nam do Nghệ nhân,doanh nhân,nhà sáng lập nghề kính điêu khắc Việt Nam: Phạm Hồng Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kính nghệ thuật COBA đã dày công dựng lên.

Quá trình phát triển nghề

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sinh năm 1961 tại Hà Nội – mảnh đất thủ đô đã nuôi dưỡng ông – một con người tài hoa,giỏi kinh doanh nhưng cũng đam mê nghệ thuật. Nghê nhân Phạm Hồng Vinh sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân ông ra làm Thanh tra Trọng tài Kinh tế Nhà nước Hà Sơn Bình. Đến năm 1988, Ông chuyển công tác ra ngoài theo Nghị định 79 thành lập HTX gốm sứ Tây Mỗ thuộc huyện Từ Liêm và thành lập công ty sứ Hoàng Hải,sản xuất sứ điện 35kv ,sứ dân dụng,gạch men tranh kính sứ… Đây là một thử thách và cũng là cơ hội cho ông được chứng tỏ bản thân,cùng dốc sức xây dựng đất nước.

Từ năm 1990 ông đi vào sản xuất và cung cấp đá mài kính cho gần chục cơ sở mài lọ hoa cốc ly Hà Nội. Trước tình hình đó ông nhận thấy phải sáng tạo nên những điều khác biệt hơn,thế là ông bắt đầu vào những tìm tòi mới sau khi nghiên cứu công nghệ mài của Tiệp Khắc đã chế tạo máy mài kính hai đá, đa tốc sau đó tiếp tục chế tạo thành công máy phun cát tạo hình nhám mờ lên.Sự ra đời của công nghệ phun cát mới đã đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển của tranh khắc kính. Hãng mài gương kính mang thương hiệu Coba ra đời và bắt đầu cung cấp gương kính điêu khắc hoa văn dạng phù điêu và kính mờ cho ngành xây dựng.

Năm 1996, nghệ nhân Phạm Hồng Vịnh chuyển hướng sản xuất sang nghề chế tác gương, thiết bị vệ sinh công nghệ sản phẩm mới cho phép chịu môi trường độ ẩm cao. Nhiều mẫu mã gương ra đời bền đẹp đã thay thế cho sản phẩm gương nhập từ nước ngoài. Sự nhạy bén biết tận dụng cơ hội đã giúp ông có những bước tiến đi đầu trong lĩnh vực,đóng góp phần lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ còn đang khó khăn. Và cũng thời gian này ông còn nghiên cứu thành công,công nghệ hóa mờ và hóa trong các sản phẩm mài. Đáp ứng kịp cho nghành thủy tinh Việt Nam sản xuất bóc lớp, lọ hoa, cốc mờ… Khách hàng lớn nhất lúc bấy giờ là Nhà máy Thủy tinh Hà Nội và các HTX Thủy tinh Thành Công, Chung Thủy, Thanh Sơn. Đồng thời Công nghệ hóa mờ cũng được đưa vào sản xuất bảng kính ít bụi. Hàng nghìn m2 bảng kính được thay thế bằng gỗ cho khác trường Đại học, Trung học ở miền Bắc, Công ty thiết bị đồ dùng giảng dạy của Bộ Đại học cung cấp…

Từ đó đến nay, Nghệ nhân Vinh liên tục cải tiến công nghệ,áp dụng các thành tựu khoa học mới vào việc chế tạo các sản phẩm kính như: sản xuất thớt sạch đa năng,tranh kính cường lực an toàn,trần kính nghệ thuật,gương chống mờ hơi nước,cầu kính… Các sản phẩm của ông nhanh chóng chiếm lĩnh thị trương,mọi người ngày càng tin dùng,vì vậy nhu cầu kính nghệ thuật điêu khắc ngày càng gia tăng.

Con đường nghiên cứu và sáng tạo của Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh không chỉ dừng lại ở đó.Đến năm 2003 Cơ sở gương kính COBA được nâng cấp thành Công Ty THHH và Sản Xuất COBA (Cobaartglass), mục tiêu VinhCoba tiếp tục nghiên cứu, công nghệ kính siêu bền,một dòng tranh kính với ưu điểm vượt trội so với những dòng tranh có mặt trước nó trên thế giới. Tranh kính cường lực màu men Ceramic  nung chảy ở 700 độ ra đời  và được cục sở hữu trí tuệ cấp bản quyền Sáng chế năm 2012. Để đáp ứng nhu cầu  bùng nổ kính nghệ thuật, công ty TNHH&SXCOBA  nâng cấp thành Công Ty Cổ Phần kính nghệ thuật COBA.  Dòng tranh kính siêu bền đựơc đặt tên GLUBA. Đây là bước ngoặt lớn, Công ty  COBA chuyển hướng sản xuất gương kính nghệ thuật sang tranh kính nghệ thuật cao cấp phục vụ các đối tượng mới là hàng trăm công trình đình chùa, các nhà thờ, lâu đài, biệt thự. Với số lượng cung cấp hàng vạn m2  kính nghệ thuật, vinhcoba được cấp chững nhận kỷ lục gia.

Đến năm 2023 nghệ nhân vinhcoba cải tiến công nghệ sáng tạo ra dòng tranh kính nghệ thuật nhìn được từ hai phía và cả khi thấu quang an toàn cường lực và men màu ceramic siêu bền được tên gọi mới là “Gvico” (Đẹp như đèn Galle và bền như Vinhcoba) với công nghệ đã giúp vinhcoba đoạt huy chương vàng giải thi sáng chế quốc tế tại cộng hoà liên bang Nga. Công nghệ  mới trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tranh kính trên thế giới. Với hơn bốn chục ứng dụng MTCN tạo ra vô số các giá trị sử dụng từ kính phục vụ nhu cầu kiến trúc xây dựng, trang trí nội ngoại thất và các đồ gia dụng rất hiệu quả.

Quá trình tạo lên văn hoá nghề

Vinhcoba là một nghề mới mang tính chất thủ công, thuần Việt  do nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh sáng lập. Trong quá trình phát triển dẫn dắt các nghệ nhân ra ngoài lập nghệp cũng như các nghệ nhân trong làng nghệ kính nghệ thuật Sơn Tây có định hứng về thiết kế đồ hoạ phải coi trọng hình ảnh đưa lên kính nghệ thuật. Mỗi tác phẩm phải mang thông điệp văn hoá Việt , đó là các hình ảnh đẹp biểu tượng về quê hương đất nước con người Việt Nam, phải phát huy và làm giàu các hoa văn vốn cổ dân tộc.

Năm 2023 nghề làm tranh kính vinhcoba được LHCH UNESCO trao bằng Bảo trợ nghề. Nghề mới về kính nghệ thuật Việt nam lần đầu tiên được tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng quốc tế công nhận nghề mới trên đất ngàn nắm.

Trong văn hoá nghề phải nói đến những đóng góp , công sức đào tạo của nghệ nhân ưu tú  đã tạo lên sáu nghệ nhân trẻ ở nhiều địa phương, hơn chục thợ giỏi, nổi tiếng có nhiều thành tích trong lao động sáng tạo, họ đã mang về cho công ty 26 giải thưởng Ocop, các giải thưởng đặc biệt, giải nhì và giải ba trong hội thi sản phẩm của thành phố, nhiều bằng khen, giấy khen cấp thành phó và trung ương. Đặc biệt có nghệ nhân được giao trọng trách truyền nối nghề là nghệ nhân Bùi Thị Hải Hà, hiện nay là chủ cơ sở tranh kính Bùi Thị Hải Hà trên đất Trung Sơn Trầm Thị Xã Sơn Tây. Tại đây nghề vật liệu kính nghệ thuật  siêu bền được các nghệ nhân nghiên cứu sáng tạo và đã trình lên cục sở hữu trí tuệ. Một nghề mới từ Vinhcoba đã phát triển là nghề sản xuất Vật Liệu Kính nghệ thuật. Đây là sự chuyển háo về chất nâng trình độ sản xuất sáng tạo ở một tầm cao mới.

Nói đến nghề Kính nghệ thuật  người ta nghĩ ngay đến  Vinhcoba một thương hiệu Việt Nam có sức lan toả trên công đồng mạng. Hầu hết các kiến trúc sư, các nhà xây dực, các đại đức hay các Đức Cha xây dựng đề biết đến Vinhcoba. Ngày nay thương hiêu Vinhcoba  tồn tại và phát triển đã trở thành di sản, một nghề mới vô cùng quý báu được UNESCO bảo trợ được khẳng định trên thế giới là tấm huy chương vàng ACHIMED và vinhcoba đã ngấm vào đời sống của người dân Việt Nam, được đài, báo, truyền hình ca ngợi.

Diệu Linh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *