Trong hơn ba thập kỷ qua, kể từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, cà phê đã trở thành một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời góp phần đáng kể vào GDP quốc gia. Ngành công nghiệp cà phê tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hơn nửa triệu lao động, trở thành nguồn sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình ở các vùng sản xuất nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu cà phê thường chiếm.
Sau hơn ba thập kỷ phát triển, ngành cà phê Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, bao gồm biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác, nhu cầu tái canh các vườn cà phê già cỗi, chi phí sản xuất gia tăng, trong khi giá cà phê thế giới vẫn duy trì ở mức thấp. Để thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt này, chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới với hai mục tiêu chiến lược: duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, và tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất cà phê thông qua việc cải thiện năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Dựa trên bản tóm tắt từ báo cáo “Country Coffee Profile Vietnam – 2019”. Báo cáo này, được thực hiện dưới sự hợp tác giữa Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) và Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), là một tài liệu nền tảng đáp ứng Thỏa thuận Cà phê Quốc tế 2007, tập trung vào thu thập và công bố thông tin về các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, khoa học, cũng như thống kê và nghiên cứu liên quan đến cà phê.
Lịch sử phát triển ngành cà phê
Cà phê bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ năm 1857 do người Pháp giới thiệu, và cho đến nay, ngành cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và kinh tế Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, sản xuất cà phê của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ từ con số khiêm tốn vào đầu thập niên 1990 (với chỉ khoảng 5.900 ha diện tích trồng) lên tới nửa triệu ha, sản lượng đạt trên 25 triệu bao vào năm 2010 và tiếp tục duy trì sản lượng cao, đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai thế giới về sản xuất cà phê.
Hiện nay, Việt Nam trồng chủ yếu hai loại cà phê là Robusta và Arabica, trong đó Robusta chiếm 92,9% diện tích (tương đương 97% tổng sản lượng), còn lại là các giống Arabica. Diện tích trồng cà phê cả nước vào khoảng 600.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk (190.000 ha), Lâm Đồng (162.000 ha), Đắk Nông (135.000 ha), Gia Lai (82.000 ha), và Kon Tum (13.500 ha).
Giống loài & Nguồn gốc
Trong tiếng việt cây cà phê vối tức Robusta đã có một chỗ đứng lâu đời – bên cạnh các người anh em của nó, như cà phê chè (Arabica) hay cà phê mít (Excelsa). Phần lớn các giống Robusta hiện được trồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ đảo Java của Indonesia. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang trồng hai giống Robusta chính. Đầu tiên, giống Robusta nguyên bản (Original Robusta) có kích thước nhỏ và chất lượng cao được trồng ở một số vùng – nơi người Pháp lần đầu mang cà phê đến Việt Nam, nhưng diện tích hạn chế do năng suất thấp và khả năng kháng sâu bệnh yếu. Loại thứ hai là những giống giống năng suất cao (high-yield varieties) được lai tạo sau này.
Từ đầu những năm 1990, khi cà phê được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên, nhiều viện nghiên cứu cây giống nông nghiệp, đặc biệt là Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), đã nghiên cứu lai tạo nhiều giống Robusta khác nhau. Quá trình lai tạo chọn lọc đã cho ra hàng chục giống Robusta mới, khác nhau về sức tăng trưởng, khả năng thích ứng với đất và khí hậu, khả năng kháng sâu bệnh, với năng suất cao hơn (3,5 tấn mỗi ha trở lên). Các giống lai và giống chín muộn điển hình này đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam đặt tên thế hệ từ TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13, TR14, TR15 và TRS1.
Có thể nói, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam đã buộc phải nhìn về tương lai để giải quyết lỗ hổng về môi trường và kinh tế. Những mục tiêu này là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam hy vọng sẽ duy trì vị thế là một cường quốc cà phê, đảm bảo điều kiện sản xuất ổn định cho tương lai
Tin cùng chuyên mục:
Nghề làm bánh Pía tỉnh Sóc Trăng: Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Chi hội Di sản văn hóa Trần Nhân Tông Bình Dương: Để Di sản văn hóa Việt Nam luôn phát huy và tỏa sáng
Chi Hội Di Sản Văn Hóa Kỷ Nguyên Mới – Tôn Vinh Giá Trị Văn Hóa và Truyền Thống Việt
Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Di sản Văn hóa Việt Nam