“Thông qua bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bằng việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy
các phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng;
đồng thời khai thác giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên hệ thực vật, cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch,
nhờ đó số lượt du khách Phú Yên năm sau cao hơn năm trước từ 50 -55%.
Du khách đến Phú Yên ngày càng tăng từ 50 -55%/ năm so với năm trước, đây là con số rất lý tưởng trong điều kiện hiện nay, tuy nhiên du khách quốc tế quá khiêm tốn so với tổng lượng du khách, năm 2023 Phú Yên đón khoảng 15.000 lượt khách quốc tế (chiếm 0,59%) , do đó tổng doanh thu ngành Du lịch Phú Yên chưa tương xứng với tiềm năng du lịch so với một số địa phương khác là thực tế.

Số lượng doanh nghiệp lữ hành còn quá khiêm tốn, đến nay trên toàn địa bàn tỉnh Phú Yên chỉ có 430 cơ sở lưu trú với tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có khoảng 7.400 buồng, trong đó có khoảng 600 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao và đa số doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, chưa có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành Du lịch chưa đáp ứng yêu cầu du lịch xanh và hội nhập trong tương lai.
Tổng số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch khoảng 6.700 người, lao động gián tiếp khoảng 13.400 người, trong đó trình độ trên đại học chiếm 0,38%; đại học, cao đẳng chiếm 30,2%; trung cấp chuyên nghiệp chiếm 22,5%; sơ cấp chiếm 17,52%; số lao động được đào tạo tại chỗ và học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn chiếm 29,4%.

Là địa phương sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể (185) và danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử (84),
trong đó nghệ thuật bài chòi chung với Trung Bộ Việt Nam được UNESCO công nhận, song đến nay chưa có sở hữu riêng di sản văn hóa, di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận, do đó chưa có cơ hội khai thác tiềm năng du lịch xanh đột phá.
Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch xanh:
Để đạt được các mục tiêu đề ra cho ngành Du lịch Phú Yên trong thời gian tới, tiếp tục xác định là ngành kinh tế thành động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, bên cạnh các định hướng phát triển du lịch, trong thời gian tới cần tích hợp hệ thống các giải pháp đồng bộ, thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả trong các lĩnh vực quản lý quy hoạch, đầu tư, xúc tiến quảng bá, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch….
Triển khai đồng bộ và hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành Du lịch
Cần có giải pháp đồng bộ triển khai ngay Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu tổng quát đến năm 2030 Phú Yên trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Kinh tế phát triển dựa trên lợi thế biển với các trụ cột: Công nghiệp (luyện kim, lọc, hóa dầu, năng lượng,…); du lịch dịch vụ chất lượng cao; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vận tải biển và logistics.

Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tìm kiếm thị trường
Tỉnh cần có giải pháp đồng bộ triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch Phú Yên; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch thương mại đầu tư cho các sản phẩm đặc thù của địa phương đối với thị trường trong nước và quốc tế; quảng bá những nét riêng của du lịch Phú Yên để thu hút du khách.

Có giải pháp đồng bộ quảng bá hình ảnh văn hóa, phong cách con người Phú Yên: “Chân tình, Nhân hậu, Mến khách” với nội dung và phương thức hấp dẫn, ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước, tạo bước đột phá phát triển du lịch xanh trong tương lai. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên có thể tổ chức một hội thảo khoa học về phong cách con người Phú Yên, từ đó tạo nét riêng phát triển du lịch từ văn hóa con người Phú Yên.
Diệu Linh
Tin cùng chuyên mục:
Trò Xuân Phả: Vũ điệu sân đình ẩn mình trong dòng lịch sử
“Ca Trù – Khi tiếng phách gõ nhịp thăng trầm Văn hóa Việt”
Kiến trúc Quảng trường Ba Đình lịch sử
Phở Hà Nội – tinh hoa ẩm thực đất Hà Thành