Nghệ nhân thư pháp Phan Thanh Sơn: “Tình yêu chữ Việt, muốn chữ Việt bay bổng nên thơ hơn…”

Thư pháp có nguồn gốc từ cách viết thảo chữ Hán ở các triều đại phong kiến của Trung Quốc, lan rộng ra các nước, nhất là những nước viết chữ tượng hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước hồi giáo. Ở nước ta, việc viết thư pháp đã hình thành và phát triển hàng nghìn năm nay, nhất là thời Lý – Trần, cùng với sự hưng thịnh của đạo Phật. Từ khi chữ quốc ngữ ra đời, thư pháp Hán chuyển dần sang thư pháp Việt. Đó hẳn là thể hiện tình yêu chữ Việt, tôn vinh chữ Việt của các ông đồ.

Là giảng viên bộ môn Radar của Trường Kỹ thuật Quân sự Trần Đại Nghĩa (Gò Vấp, TP.HCM). Sau khi về chế độ Nghệ nhân thư pháp Phan Thanh Sơn bén duyên với bộ môn thư pháp Việt từ năm 1990. Vì là tay ngang, nên ông luôn quyết tâm rèn luyện và không ngừng học hỏi nghệ thuật thư pháp, khám phá cái hay, cái đẹp trong từng con chữ. Ông luôn tâm niệm, viết thư pháp chữ có đẹp, nét có hồn hay không là nhờ vào tâm người viết. Thư pháp không phải là nghề mà là một trong nhiều bộ môn nghệ thuật. Trong suốt hành trình ấy, ông đã không ngừng trau dồi để tạo nên những tác phẩm thư pháp mang đậm chiều sâu văn hóa, giàu cảm xúc bằng hoạt động văn hóa và dành 20 năm lên chùa để viết tặng thư pháp miễn phí.

Ông chia sẻ: “Sinh trưởng trong gia đình cách mạng, có truyền thống Nho học ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, từ bé tôi đã tìm hiểu chữ Nho và yêu nét chữ Việt. Tôi thường nắn nót từng nét chữ Việt và dày công luyện tay viết, thổi hồn vào từng nét chữ ấy mỗi ngày thêm bay bổng, uyển chuyển hơn. Để có những nét chữ như rồng bay phượng múa, tôi phải lao tâm khổ tứ nhiều, nghiền ngẫm nghĩ suy và nâng niu từng nét chữ… Sự đam mê ấy khiến tôi dứt bỏ tất cả công việc kinh doanh để dành cho thư pháp. Đó cũng là tình yêu nước, yêu chữ Việt, muốn chữ Việt mình bay bổng, nên thơ hơn”.

Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2023), và 80 năm ngày Người hoàn thành tập thơ “Ngục trung nhật ký” được sáng tác năm 1943, Nghệ nhân Phan Thanh Sơn đã thực hiện cuốn sách Thư pháp đồ sộ với nội dung gồm 133 bài thơ trong tác phẩm “Ngục trung Nhật ký” của Bác Hồ theo Bản dịch của Dịch giả Hoàng Bá Vy.

Nghệ nhân Phan Thanh Sơn tại Lễ đón nhận Kỷ lục Việt Nam

Phần nội dung được Nghệ nhân viết tay, một mặt thể hiện các bài thơ bằng chữ Hán Nôm và thuần Việt trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh bằng chữ thư pháp trên vải toan. Một mặt in hoa sen và hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lời dạy của Người. Các trang nội dung được thể hiện trên vải toan, được tác giả tự tay may viền lụa gấm, ép hai mặt với Tổng trọng lượng phần ruột sách nặng gần 260kg.

Nghệ nhân Phan Thanh Sơn và tác phẩm “Nhật ký trong tù”

Sáng ngày 26/8/2023, sau thời gian tiến hành xem xét hồ sơ đăng ký Kỷ lục và tác phẩm thực hiện của Nghệ nhân Thư pháp Phan Thanh Sơn, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings đã chính thức có quyết định công bố và xác lập Kỷ lục với nội dung “Tác phẩm “Nhật ký trong tù” với 133 câu nói, lời dạy của bác Hồ viết bằng thư pháp chữ việt trên vải Toan bồi lụa gấm, ép hai mặt lớn nhất Việt Nam. Và trao đến nghệ Nhân thư pháp Phan Thanh Sơn.

Ông rất mừng vì phong trào viết thư pháp ngày càng phát triển, nhiều người viết thư pháp, nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm đến thư pháp và muốn sử dụng thư pháp trong các lễ hội, các sản phẩm của thờ cúng và gia dụng… Với ông, thư pháp là duyên hơn là nợ và cũng chính nhờ thư pháp đã giúp bản thân ông nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống. Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu thương và có điều gì để hy vọng.

Diệu Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *